Phá cảm thọ
Người mới tu cứ nương theo hơi thở mà dẫn tâm như vậy thì sẽ không còn đau khổ nữa. Nhưng phải thiện xảo dùng câu pháp hướng nhẹ nhàng, êm ái theo nhịp của hơi thở ra, vô như người mẹ ru con theo nhịp đung đưa của chiếc võng.
Người tu lâu thì có trạng thái thân an tịnh rất tuyệt vời, khiến cho các cảm thọ không tác động được vào tâm.
Gợi ý
-
Phá hạnh độc cư
thích đi nói chuyện với người này, người khác.
-
Phá hôn trầm và lười biếng
phải hết sức chiến đấu với nó, biết có trạng thái muốn nằm ngủ thì không nên ngồi mà phải đứng dậy đi kinh hành liền không được chậm trễ, vì tâm sẽ có những lý luận rất tinh vi, để lôi con nằm hoặc ngồi tu, rồi ngủ.Gặp bệnh...
-
Phá hôn trầm, thùy miên, vô ký
chịu khó siêng năng đi kinh hành hay đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM thì sẽ đạt được kết quả phá hôn trầm, thùy miên, vô ký. Một người quyết chí tu tập thì thường đi kinh hành gần như suốt đêm ngày.
-
Phá Kiến
tự làm mất “Chánh tri kiến” và tự mình phản lại lý tưởng của Phật pháp. Phá Kiến là vô tình hay cố ý thừa nhận và tuyên truyền cho những tưởng tri ảo giác siêu hình mê tín, những đường lối cầu khẩn Thần quyền (nương vào tha lực...
-
Phá vỡ Vô Minh
thì phải Minh, phải tin vào Phật, Pháp, Tăng và Giới (tập sống như Phật và học tập những pháp mà Phật đã dạy). Khi có đủ: Lạc Thiện Hạnh, Lạc Trực Hạnh, Lạc Chánh Hạnh, Lạc Như Pháp Hạnh thì Vô Minh bị phá vỡ và Minh được hiện...
-
Phải im lặng như Thánh
nghĩa là khi khép mình vào khuôn khổ tu hành thì không nên hội họp nói chuyện. Để tâm không phóng dật! Nếu xem thường sự im lặng như Thánh là phản bội lại đường tutập của mình (phản lại Phật giáo).
-
Phải thưa hỏi pháp ngữ
nghĩa là khi tu tập phải thưa hỏi cho kỹ lưỡng rồi mới tu tập. Trong khi tu tập có điều chi bất ổn thì phải thưa hỏi để chỉnh sửa cho đúng cách, cho đúng pháp. Nếu không hỏi pháp ngữ thì sự tu tập sẽ tu tập sai...
-
Phạm hạnh
là giới luật Phật, là tâm ly dục ly ác pháp. Giới đức, giới hạnh, giới hành tức là Phạm hạnh, hay gọi là Sa Môn hạnh hoặc gọi là Sa Môn Quả. Khi người tu sĩ nào trong ba thời gian quá khứ, vị lai và hiện tại sống...
-
Phạm hạnh của đức Phật
- Ăn không phi thời. - Ngủ không phi thời. - Sống độc cư, phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, và ý của mình. - Đi đứng nhẹ nhàng, lời nói ôn tồn nhã nhặn, tức là những oai nghi chánh hạnh.Tâm bất động trước các ác pháp và...
-
Phạm hạnh của một vị Thánh Tăng
là phải “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, thiểu dục, tri túc, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”.
-
Phạm hạnh đã thành
là giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, sự tu tập đã viên mãn, chấm dứt tái sanh luân hồi.
-
Phạm hạnh trong thời đức Phật
ba y một bát, thiểu dục tri túc, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không.
-
Phạm thể
là đức hạnh của Phạm Thiên.
-
Phạm tội tướng rầy rà
có bảy thứ tội: 1. Ba la di. 2. Tăng tàng.3. Ba dật đề. 4. Hối quá pháp. 5. Thâu lan giá. 6. Ác tác. 7. Ác thuyết.
-
Phẩm trợ đạo
là 37 pháp môn tu tập của Phật giáo có pháp thấp cho người mới tu, có pháp cao cho người tu lâu năm, nếu người tu tập không biết chọn cho mình một pháp môn không đúng với khả năng, đặc tướng và giới luật của mình đang giữ...
-
Phân biệt ý thức tưởng và sắc tưởng
khi đang ngồi tu tập tâm bất động bỗng có một niệm khởi ra nghĩ nhớ cha mẹ đã đi Mỹ, chỉ còn anh chị ở lại Việt Nam. Cái suy nghĩ đó gọi là Ý THỨC TƯỞNG. Thường con người hay sống trong ý thức tưởng nhiều nhất.Ngồi đây...
-
Phản tỉnh thân hành
là giới hành động chế ngự thân, nó có tên là "Giới thân hành" trong giới hành Sa Di.
-
Pháp
Nghĩa chữ Pháp rất rộng rãi, mênh mông, vô cùng, vô tận. Nó chỉ cho vạn hữu và mọi sự việc, mọi tâm niệm đã khởi, mọi cảm thọ đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Pháp chỉ cho tất cả mọi sự hiểu biết của cổ...
-
Pháp Bảo
Pháp Bảo là những lời dạy của Đức Phật, vế những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để loài người thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Đức Phật dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh...
-
Pháp bất tịnh
là pháp cấu uế, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi, v.v…